Tưởng thức
Tưởng thức hoạt động trong thế giới vô hình. Khi ý thức ngưng hoạt động giống như người đang ngủ, thì tưởng thức hoạt động, sinh ra giấc mộng (chiêm bao), cũng do ý căn (bộ óc và hệ thần kinh). Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng, tim không đập, nhưng hệ thần kinh tưởng còn hoạt động, tức là tưởng thức hoạt động (tạo ra giấc chiêm bao).
Giấc chiêm bao đó mọi người gọi là “cận tử nghiệp”. Tưởng thức gồm có 6:
1/ Nhãn tưởng thức,
2/ Nhĩ tưởng thức,
3/ Tỷ tưởng thức,
4/ Thiệt tưởng thức,
5/ Thân tưởng thức,
6/ Ý tưởng thức.
Tưởng thức là tưởng uẩn khi gọi về thức. Tưởng thức hoạt động dưới 10 dạng:
1- Ngủ chiêm bao,
2- Mí mắt giựt,
3- Tim hồi hộp,
4- Lên đồng,
5- Nhập xác,
6- Sắc tưởng,
7- Thinh tưởng,
8- Hương tưởng,
9- Vị tưởng,
10- Giao cảm tưởng.
Gợi ý
-
Tưởng thức phân biệt
là không có đối tượng.
-
Trường hợp khi hai nhóm tế bào não ý thức với tưởng thức trong óc kết hợp làm việc
với nhau có do ý muốn khởi ra triển khai, điều khiển thì sự kết hợp hoạt động đó hoàn chỉnh và chính xác 100%; sự kết hợp hoạt động làm việc đó có hai phận sự: 1. Làm việc bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, có...
-
Muốn cho ý thức ngưng hoạt động và tưởng thức hoạt động
các nhà tôn giáo phải tọa thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, luyện bùa, luyện chú, ám thị, kệ tụng kêu gọi âm binh, tạo cảnh hồn ma, phách vía mờ mờ, ảo ảo, nói chuyện quá khứ, vị lai, trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ, trừ ma..
-
Nhóm Tế Bào Não Bộ Tưởng Thức
do nhóm tế bào não bộ tưởng thức này hoạt động nên người ta mới có chiêm bao. Khi nhóm tế bào não bộ thuộc về Tưởng Thức hoạt động thì nó vượt qua hàng rào không gian và thời gian, nên thời gian không còn chia cắt và không...
-
Cái biết của tưởng thức
là cái biết trong giấc mộng.
-
Trí tuệ do tưởng thức
tưởng kiến, là sự hiểu biết của tưởng thức. Tưởng thức là sự hiểu biết của tưởng uẩn (sự hiểu biết trong chiêm bao).